Tính nguy hiểm của sáng tạo

Người đăng: chia se dam me on Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012

TÍNH  NGUY HIỂM CỦA SÁNG TẠO.
1. Sự nguy hiểm của sáng tạo.
Đệ tử:
-         Hóa ra sáng tạo/đổi mới là hình thức lao động sang trọng nhất của con người, thưa sư phụ tiên sinh?
Sư phụ:
-         Đúng thế! Sáng tạo/đổi mới chính là tiến trình thiết lập một trật tự mới thay thế cho trật tự cũ đang tồn tại.
Đệ tử:
-         Việc thay đổi từ trật tự cũ sang trật tự mới có gì nguy hiểm không, thưa sư phụ tiên sinh?

Sáng tạo/đổi mới giữa bao trùng vây cạm bẫy. (Ảnh: nguồn Internet)
Sư phụ:
-         Vào thế kỷ 15 sau Tây lịch, ngài Niccolò Machiavelli tiên sinh quê xứ Tháp nghiêng Pisa trong tác phẩm Quân Vương có huấn thị rằng: “Không có gì khó khăn hơn khi thực hiện, không có gì mơ hồ hơn khi đánh giá sự thành công, và không có gì nguy hiểm hơn trong việc xác lập một trật tự mới.
-         Tất cả những kẻ được hưởng lợi từ trật tự cũ sẽ trở thành kẻ thù của người đi tiên phong trong việc xác lập trật tự mới, còn tất cả những kẻ được hưởng lợi từ trật tự mới chỉ là những đồng minh miễn cưỡng của người đi tiên phong, một phần do bọn họ còn e sợ những kẻ đang được luật lệ cũ hậu thuẫn, một phần do bản tính hoài nghi của con người. Con người thường chỉ thật sự tin vào cái mới khi trực tiếp được trải nghiệm thực tế.
-         Mỗi khi có cơ hội, kẻ thù của người đi tiên phong sẽ tấn công không khoan nhượng, trong khi những đồng minh miễn cưỡng lại bảo vệ người đi tiên phong một cách yếu ớt. Chính vì thế, cả người đi tiên phong và những đồng minh miễn cưỡng đều chịu nguy hiểm.
Đệ tử:
-         Ôi! Hóa ra sáng tạo/đổi mới cũng là hình thức lao động nguy hiểm biết bao, thưa sư phụ tiên sinh?
Sư phụ:
-         Chính xác 100%! Vì sự nguy hiểm như thế nên chỉ có những con người dũng cảmhoặc gàn mới dám dấn thân vào sáng tạo/đổi mới. Đa phần các phó thường dân đều chạy có cờ mỗi khi nhỡ đụng phải thánh địa sáng tạo/đổi mới, nói chi tự giác dấn thân vào sáng tạo/đổi mới. Những người này chỉ thực bắt tay vào sáng tạo/đổi mới khi biết rằng nếu không sáng tạo/đổi mới thì sẽ… chết - Sáng tạo/đổi mới dưới áp lực tồn tại hay không tồn tại!
Đệ tử:
-         Làm thế nào để giảm thiểu sự nguy hiểm trong sáng tạo/đổi mới, thưa sư phụ tiên sinh?
Sư phụ:
-         Vì sự nguy hiểm khôn lường của sáng tạo/đổi mới nên các nhà sáng tạo/đổi mới luôn luôn tìm cách giảm thiểu các mối nguy cơ. Từ xưa đến nay có nhiều cách khác nhau để giải quyết vấn đề này, tuy nhiên có thể gom thành hai nhóm tiếp cận đó là: tiếp cận ảo thuật giatiếp cận chiến binh gia.
2. Tiếp cận ảo thuật gia.
Đệ tử:
-         Xin thỉnh giáo về tiếp cận ảo thuật gia, thưa sư phụ tiên sinh?

Nghệ thuật ngụy trang sáng tạo/đổi mới dưới vỏ bọc truyền thống. (Ảnh: nguồn Internet)

Sư phụ:
-         Với tiếp cận ảo thuật gia: người ta ngụy trangsáng tạo/đổi mới dưới vỏ bọc truyền thống không sáng tạo/đổi mới. Đây chính là sự vận dụng kế thứ nhất “Man thiên quá hải - Dối trời qua biển” trong 36 kế binh pháp Tôn Tử. Khi thiên hạ phát hiện ra có sự sáng tạo/đổi mới thì mọi sự đã an bài nên đành phải ngậm bồ hòn làm ngọt.
-         Ngụy trang là hình thức tinh vi và đầy trí tuệ trong hoạt động sáng tạo/đổi mới. Tuy nhiên, so với muôn thú - thằn lằn chẳng hạn - năng lực ngụy trang của con người còn kém xa nhiều bậc, vì vậy cần phải học hỏi thêm ở các loài thú rất nhiều.
Đệ tử:
-         Đã có gan thực hiện sáng tạo/đổi mới thì cần gì phải ngụy trang, thưa sư phụ tiên sinh?
Sư phụ:
-         Nói chung, mọi người đều hiểu là cần phải sáng tạo/đổi mới, nhưng chỉ hiểu một cách trừu tượng, còn trong cuộc sống hàng ngày, tất cả mọi người đều là sinh vật của thói quen. Sáng tạo/đổi mới quá mức sẽ gây chấn động và dẫn đến rối loạn.

Trước và sau khi tham gia sáng tạo/đổi mới. (Ảnh: nguồn Internet)
-         Vì vậy, hãy tỏ rõ cho mọi người thấy rằng mình kiêng nể cách làm truyền thống là không sáng tạo/đổi mới. Nếu thật sự cần thiết sáng tạo/đổi mới, hãy làm sao để mọi người cảm thấy quá khứ được cải thiện một cách dễ chịu. Quá khứ có sức mạnh đáng gờm, vì những gì đã qua đều có vẻ vĩ đại hơn hiện tại. Tục lệ và lịch sử tạo trọng lượng hoành tráng cho các hành động quá khứ.
3. Tiếp cận chiến binh gia.
Đệ tử:
-         Xin thỉnh giáo về tiếp cận chiến binh gia trong sáng tạo/đổi mới, thưa sư phụ tiên sinh?
Sư phụ:
-         Với tiếp cận chiến binh gia: trước khi bước vào sáng tạo/đổi mới cần phải trang bị tư duy chiến lược chiến tranh và luyện công để có tinh thần thép của một chiến binh thực thụ. Điều này giúp cho nhà sáng tạo/đổi mới có khiên để phòng ngự, có giáođể tấn công trong cuộc chiến sáng tạo/đổi mới gian nan trầy vi tróc vảy.
Thành Cát Tư Hãn tiên sinh - nhà sáng tạo/đổi mới vĩ đại. (Ảnh: nguồn Internet)
Đệ tử:
-         Nếu cứ vô tư mà sáng tạo/đổi mới thì sẽ ra sao, thưa sư phụ tiên sinh?
Sư phụ:
-         Vào thời đồ đá, những người luôn cố gắng sáng tạo/đổi mới một cách vô tư thương bị tàn lụi giữa số đông những người không sáng tạo/đổi mới hoặc những người sáng tạo/đổi mới theo những hướng khác.
-         Trong sáng tạo/đổi mới có hai cuộc chiến: Thứ nhất là cuộc chiến giữa một bên sáng tạo/đổi mới và một bên không sáng tạo/đổi mới. Thứ hai là cuộc chiến giữa các bên sáng tạo/đổi mới theo những hướng khác nhau.
Đệ tử:
-         Họ chiến đấu nhằm mục đích gì, thưa sư phụ tiên sinh?
Sư phụ:
-         Những cuộc chiến này là phương tiện để định hình tương lai của tổ chức, một cuộc chiến về tầm nhìn và hiện thực hóa tầm nhìn. Bên nào chiến thắng, bên ấy sẽ định hình tương lai của tổ chức theo tầm nhìn của họ và họ hưởng lợi.
Đệ tử:
-         Đành rằng sáng tạo/đổi mới là nguy hiểm nhưng nguy hiểm tới mức nào, thưa sư phụ tiên sinh?
Sư phụ:
-         Lịch sử nhân loại đầy rẫy những tấm gương nhà sáng tạo/đổi mới gặp phải bi kịch đau thương trong cuộc đời. Ở cấp độ nhẹ thì mất thời gian, mất công sức, mất tài sản; nặng hơn thì mất việc, thậm chí mất mạng vì sự sáng tạo/đổi mới của chính mình. Nhiều nhà sáng tạo/đổi mới chỉ được tôn vinh sau khi đã bầm dập hoặc qua đời nhiều năm.
Đệ tử:
-         Xin được nêu một vài tấm gương tiêu biểu để huynh đệ chúng con tránh noi theo, thưa sư phụ tiên sinh?
Sư phụ:
-         Hãy nhìn tấm gương của ngài Charles Darwin tiên sinh khi công bố tác phẩm “Nguồn gốc các loài”, hay của ngài Galileo Galilei tiên sinh khi tuyên bố “Dù gì thì trái đất vẫn quay” khắc biết. Từ đó mà liệu bề ứng xử với sáng tạo/đổi mới cho phải phép.

Ngài Galileo Galilei tiên sinh. (Ảnh: nguồn Internet)


Ngài Charle Darwin tiên sinh. (Ảnh: nguồn Internet)
4. Nhà sáng tạo/đổi mới Mai An Tiêm.
Đệ tử:
-         Toàn là chuyện người ta xa lắc xa lơ, huynh đệ chúng con không tâm phục khẩu phục, thưa sư phụ tiên sinh!
Sư phụ:
-         Thôi được! Sau đây là chuyện làng ta thời đồ đá. Tương truyền rằng hoàng tử Mai An Tiêm con nuôi vua Hùng Vương thứ 17, vào một hôm nọ khi nhận bổng lộc của Vua cha ban tặng, chàng đã đột phá tư duy sáng tạo/đổi mới thốt lên câu bất hủ thiên thu: “Của biếu là của lo, của cho là của nợ!”.

Mr.Tiêm và Mrs.Ba trên đảo hoang. (Ảnh: nguồn Internet)

Đệ tử:
-         Wow… Hay quá đi thôi! Chỉ có những người hiểu biết thâm sâu, bản lĩnh cao cường mới thốt lên được những lời tinh hoa như thế, thưa sư phụ tiên sinh!
Sư phụ:
-         Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau qua kênh truyền thông tai vách mạch rừng, câu nói ấy cuối cùng cũng lọt đến tai Vua, ngài vô cùng giận dữ và phán giữa công đường: “Đã thế Ta cho nó cứ trông vào tài sức của nó, xem có chết rũ xương ra không?”. Bẵng đi hơn chục năm biệt tích biệt tăm, đột nhiên thiên hạ được tin vợ chồng Mr.Tiêm, Mrs.Ba cùng hai con đang gởi dưa hấu về đất liền từ đảo hoang xa tít mù khơi. Nghe đâu ngày khởi hành vợ chồng con cái Mr.Tiêm lên đênh trên chiếc bè chuối rách nát và nửa thanh gương cùn để hộ thân.
-         Mr.Tiêm trở thành người anh hùng lao động sáng tạo/đổi mới và đồng thời cũng là người anh hùng sáng tạo/đổi mới văn hóa miệt vườn cây trái. Khi xưa, nếu nhận thức được cái giá phải trả cho sự sáng tạo/đổi mới đắt đến thế, có lẽ Mr.Tiêm đã không dám cất tiếng vì sợ liên lụy tội tình đến Mrs.Ba và hai con.
Đệ tử:
-         Tại sao ngoài dưa hấu ra Mr.Tiêm không gởi về đất liền bất kỳ loại trái cây nào khác nữa, thưa sư phụ tiên sinh?
Sư phụ:
-         Cũng nên thông cảm cho Mr.Tiêm! Nói chung, sau khi khai sáng và kiến tạo những đột phá sáng tạo/đổi mới, các nhà sáng tạo/đổi mới thường thu mình trong im hơi lặng tiếng. Họ sợ hãi và ngán ngẫm nhiều thứ, như thể được hồi sinh từ cõi chết trở về. Sáng tạo/đổi mới thật là nguy hiểm!
4. Dưa hấu chào thua quả Táo.
Đệ tử:
-         Phải chăng dưa hấu là chất xúc tác tạo ra sự thay đổi to lớn trên thế giới, thưa sư phụ tiên sinh?
Sư phụ:
-         Không đâu! Diễm phúc ấy thuộc về quả táo, chính xác là 3 quả. Một quả đã cám dỗ Eva, một quả rơi trúng đầu nhà vật lý học Isac Newton tiên sinh và một quả bị cắn giở là Apple của ngài Steven Jobs tiên sinh đã tạo nên sự thay đổi kinh thiên động địa trong lịch sử nhân loại. Rõ ràng, Eva cô nương, Isac Newton và Steven Jobs tiên sinh đã hưởng lợi rất nhiều từ trái cây.
Đệ tử:
-         Phải chăng quả táo nào bị cắn giở cũng mang tính sáng tạo/đổi mới, thưa sư phụ tiên sinh?
Sư phụ:
-         Cũng tùy thôi, hãy xem hai quả táo sau khắc biết!
Quả táo bị cắn giở. (Ảnh: nguồn Internet)

 Quả táo bị cắn giở. (Ảnh: nguồn Internet)
Đệ tử:
-         Huynh đệ chúng tôi hoàn toàn tâm phục khẩu phục. Sáng tạo/đổi mới rằng hay thì thật là hay nhưng cũng rất nguy hiểm.
***
Làng Hạ, năm 6.000 trước Tây lịch thời đồ đá
Trần Ngọc Truyền



-----------------------------------------------------------------------------------------------
SÁNG TẠO DU KÝ - Nơi đánh thức và nuôi dưỡng những linh hồn sáng tạo!
Tự học sáng tạo qua BÀI VIẾT: link
Tự học sáng tạo qua HÌNH ẢNH: link
Tự học sáng tạo qua BÀI GIẢNG: link
Nhìn lại chặng đường năm đầu tiên: link

Bí mật Khóa học Business Innovation: link

{ 0 nhận xét... read them below or add one }

Đăng nhận xét