Phương pháp 6 chiếc mũ tư duy (Phần 2)

Người đăng: chia se dam me on Thứ Tư, 29 tháng 5, 2013

PHƯƠNG PHÁP 6 CHIẾC MŨ TƯ DUY (phần 2)
Mục lục
III. PHƯƠNG PHÁP 6 CHIẾC MŨ TƯ DUY
1. Nội dung phương pháp
2. Các cặp mũ đối lập
3. Ưu và nhược điểm
IV. VẬN DỤNG TRONG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
1. Tư duy theo chiếc mũ trắng
2. Tư duy theo chiếc mũ đỏ
3. Tư duy theo chiếc mũ đen
4. Tư duy theo chiếc mũ vàng
5. Tư duy theo chiếc mũ xanh lá
6. Tư duy theo chiếc mũ xanh dương

III. PHƯƠNG PHÁP 6 CHIẾC MŨ TƯ DUY
1. Nội dung phương pháp
Đệ tử:
-         Xin thỉnh giáo phương pháp 6 chiếc mũ tư duy, thưa ngài tiên sinh!
Đạo sĩ:
-         Ok. Ngươi hãy tưởng tượng là có 6 chiếc mũ, khi đội chiếc mũ nào thì hãy tư duy theo đặc trưng của chiếc mũ đó nhé.
Phương pháp 6 chiếc mũ tư duy. (ảnh: nguồn internet)

Đệ tử:
-         Bẩm ngài tiên sinh. Ngài trình bày phương pháp 6 chiếc mũ tư duy như trên là ở dạng cấu trúc liệt kê, sao ngài không trình bày ở dạng bản đồ tư duy để dễ nhớ hơn?
Đạo sĩ:
-         Muốn ở dạng bản đồ tư duy thì đây.
Phương pháp 6 chiếc mũ tư duy. (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
-         Bẩm ngài tiên sinh. Bản đồ tư duy này bề tôi không thích lắm, có cái nào khác không?
Đạo sĩ:
-         Thì cái này vậy.
Phương pháp 6 chiếc mũ tư duy. (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
-         Bẩm ngài tiên sinh. Bề tôi không thích bản đồ tư duy, ngài trình dưới dạng văn viết được không?
Phương pháp 6 chiếc mũ tư duy. (ảnh: nguồn internet)
Đạo sĩ:
-         Mũ trắng - Infomation.Khi đội mũ trắng, ngươi hãy tư duy về vấn để cần giải quyết một cách khách quan. Vai trò của mũ trắng là xem xét vấn đề theo bản chất vốn dĩ của nó.
Tư duy mũ trắng. (ảnh: nguồn internet)


Tư duy mũ trắng. (ảnh: nguồn internet)
-         Mũ đỏ - Feelings.Khi đội mũ đỏ, ngươi hãy tư duy về vấn đề cần giải quyết dựa trên cảm xúc. Vai trò của mũ đỏ là khai thác nhân tố cảm xúc của con người.
Tư duy mũ đỏ. (ảnh: nguồn internet)


Tư duy mũ đỏ. (ảnh: nguồn internet)
-         Mũ đen - Negative.Khi đội mũ đen, ngươi hãy tư duy về vấn đề cần giải quyết một cách tiêu cực, cẩn trọng. Vai trò của mũ đen là hạn chế sự lạc quan thái quá.
Tư duy mũ đen. (ảnh: nguồn internet)


Tư duy mũ đen. (ảnh: nguồn internet)
-         Mũ vàng - Positive.Khi đội mũ vàng, ngươi hãy tư duy về vấn đề cần giải quyết một cách quan tích cực, lạc quan. Vai trò của mũ vàng là hạn chế sự bi quan thái quá.
Tư duy mũ vàng. (ảnh: nguồn internet)


Tư duy mũ vàng. (ảnh: nguồn internet)
-         Mũ xanh lá cây - Creative.Khi đội mũ xanh lá cây, ngươi hãy tư duy về vấn đề cần giải quyết một cách sáng tạo. Vai trò của mũ xanh lá cây là khai thác nhân tố sáng tạo.
Tư duy mũ xanh lá cây. (ảnh: nguồn internet)


Tư duy mũ xanh lá cây. (ảnh: nguồn internet)
-         Mũ xanh dương - Process.Đây là chiếc mũ của người chủ tọa cuộc họp. Vai trò của mũ xanh dương là kiểm soát tiến trình sáng tạo.
Tư duy mũ xanh dương. (ảnh: nguồn internet)


Tư duy mũ xanh dương. (ảnh: nguồn internet)
2. Các cặp mũ đối lập nhau
Đệ tử:
-         Bẩm ngài tiên sinh. Phải chăng phương pháp 6 chiếc mũ tư duy chỉ thích hợp cho nhóm sáng tạo nhiều người vì phải có chủ tọa?
Đạo sĩ:
-         Không! Phương pháp sáng tạo này dùng cho cá nhân hay nhóm đều được. Với cá nhân thì mình là chủ tọa của chính mình có sao đâu!
Đệ tử:
-         Bẩm ngài tiên sinh. Quan hệ giữa mũ trắng và mũ đỏ có điều gì cần để ý?
Đạo sĩ:
-         Mũ trắng mang tính lý trí, mũ đỏ mang tính cảm xúc. Đây là hai phương diện đối lập tác động đến quá trình ra quyết định của con người.
Đệ tử:
-         Bẩm ngài tiên sinh. Quan hệ giữa mũ đen và vàng đỏ có điều gì cần để ý?
Đạo sĩ:
-         Mũ đen mang tính bi quan, mũ vàng mang tính lạc quan. Đây là hai đặc trưng tâm lý  đối lập tác động đến quá trình ra quyết định của con người.
Đệ tử:
-         Bẩm ngài tiên sinh. Quan hệ giữa mũ xanh lá và mũ xanh dương có điều gì cần để ý?
Đạo sĩ:
-         Mũ xanh lá mang tính phân tán - mấy đại ca sáng tạo thường nói hươu nói vượn trên trời dưới biển. Mũ xanh dương mang tính điều phối - chủ tọa xử lý mấy ông sáng tạo để định hướng hoạt động của nhóm sáng tạo. Đây là hai phương diện đối lập tác động đến quá trình ra quyết định của con người.
3. Ưu nhược điểm của phương pháp
Đệ tử:
-         Bẩm ngài tiên sinh. Xin cho biết ưu điểm của phương pháp 6 chiếc mũ tư duy?
Đạo sĩ:
-         Phương pháp này cho phép chúng ta đánh giá vấn đề cần giải quyết trên 6 nhãn quan khác nhau. Điều này giúp chúng ta nhận thức sâu sắc hơn vấn đề cần giải quyết.
Đệ tử:
-         Bẩm ngài tiên sinh. Còn nhược điểm thì sao?
Đạo sĩ:
-         Thứ nhất, ở một số người do tính ỳ trong tư duy quá lớn nên dù đội mũ nào tư duy cũng vẫn như cũ. Nói cách khác, màu sắc của những chiếc mũ trở nên nhạt nhòa gần gần như nhau.
6 chiếc mũ gần như trùng màu. (ảnh: nguồn internet)
-         Thứ hai, ở một số người do tính ỳ trong tư duy quá lớn nên dù đội mũ nào tư duy cũng vẫn như cũ. Nói cách khác, ngoài việc đội mũ họ còn đội thêm thứ khác nữa.
Vừa đội mũ vừa đội chuồng gà. (ảnh: nguồn internet)

IV. VẬN DỤNG TRONG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
Cốc... Cốc... Cốc...
Đạo sĩ:
-         Mời vào...! Mời vào...!
Chàng thư sinh:
-         Bẩm ngài tiên sinh. Bề tôi là học trò tốt nghiệp trường mẫu giáo làng, hồ sơ xin việc rải nhiều nơi đã lâu nhưng không thấy hồi âm. Ngài có cao kiến chi xin thỉnh giáo đôi điều!
Đạo sĩ:
-         Ok! Vấn đề của ngươi là tìm việc làm. Hãy vận dụng phương pháp sáng tạo 6 chiếc mũ tư duy xem sao.
Phỏng vấn xin việc làm. (ảnh: nguồn internet)
Chàng thư sinh:
-         Bẩm ngài tiên sinh. Mục đích quan trọng hơn phương tiện nên dùng phương pháp nào cũng được miễn có việc làm là ok!
Đạo sĩ:
-         Ấy... ấy...! Ngươi nên nhớ, các phương pháp sáng tạo chỉ giúp cho việc phát sinh ý tưởng được hiệu quả, còn sự thành công lại là một vấn đề khác!
Chàng thư sinh:
-         Bẩm ngài tiên sinh. Phải chăng vì lý do này mà thiên hạ ít quan tâm đến sáng tạo?
Đạo sĩ:
-         Đúng vậy! Thiên hạ đi tìm kiếm sự thành công, sáng tạo chỉ là phương tiện!
Chàng thư sinh:
-         Thôi được! Cứ vận dụng phương pháp 6 chiếc mũ tư duy xem sao, thưa ngài tiên sinh!
1. Tư duy theo chiếc mũ trắng
Đạo sĩ:
-         Trước tiên, ngươi đội hãy chiếc mũ trắng này lên đầu và tư duy về vấn đề việc làm một cách khách quan nhé.
Chiếc mũ trắng. (ảnh: nguồn internet)
Bản chất quan hệ lao động
Chàng thư sinh:
-         Đội mà sao chẳng thấy ép phê gì cả, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Tính ỳ trong tư duy của ngươi quá lớn nên ngươi không thể tư duy một cách khách quan được nữa. Nói cách khác, mặc dù đang đội chiếc mũ trắng nhưng lối tư duy vẫn là lối tư duy cũ. Ta gợi ý để ngươi điều chỉnh tư duy theo chiếc mũ trắng nhé.
Chàng thư sinh:
-         Xin được thỉnh giáo, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Để có việc làm hay để có bất kỳ điều gì mình muốn thì có 6 cách chứ không phải chỉ có cách xin. Hãy tham khảo link 6 phép thuật để thỏa mãn nhu cầu để rõ hơn nhé.
-         Về bản chất, quan hệ lao động thực chất là quan hệ mua bán, người lao động bán sức lao động còn người sử dụng lao động mua sức lao động.
-         Khi thay đổi tư duy từ xin việc sáng bán sức lao động sẽ làm thay đổi tầm nhìn về vấn đề việc làm.
Chàng thư sinh:
-         Tầm nhìn gần và tầm nhìn xa khác nhau như thế nào, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Tầm nhìn của thời computer về kim tự tháp rất chi là hạn hẹp. Trong khi đó, tầm nhìn của thời đồ đá về kim tự tháp xa hơn nhiều. Tầm nhìn càng xa thì càng thấy được tính tổng thể của vấn đề và có cách giải quyết vấn đề hiệu quả hơn.
Tầm nhìn thời đồ đá về kim tự tháp. (ảnh: nguồn internet)
Chàng thư sinh:
-         Tư duy xin việc và tư duy bán sức lao động khác biệt như thế nào, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Với tư duy đi xin, ngươi thường nghĩ về lợi ích của mình và cầu mong sự thiện chí của bên kia. Trong khi đó, với tư duy đi bán, ngươi cân bằng lợi ích giữ hai bên, mang tính lý trí nhiều hơn. Rõ ràng, tư duy bán sức lao động phản ảnh đúng bản chất của quan hệ lao động.
Chàng thư sinh:
-         Để bán sức lao động một cách hiệu quả thì cần những tri thức gì, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Để bán hàng hiệu quả, bất luận về hàng hóa gì, ngươi cần lĩnh hội tri thức về marketing và chiến lược cạnh tranh. Trong đó, tri thức về marketing dùng để ứng xử với khách hàng, còn chiến lược cạnh tranh dùng để ứng xử với đối thủ cạnh tranh.
-         Trong thị trường lao động, tri thức về marketing dùng để ứng xử với các nhà tuyển dụng, còn chiến lược cạnh tranh dùng để ứng xử với những lao động khác cùng ngành.
Làm trái ngành đã học
Chàng thư sinh:
-         Vào thời đồ đá có tình trạng làm trái ngành không, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Không hề có chuyện đó đâu! Nguyên nhân là do, thứ nhấtvào thời đồ đá chỉ có một ngành duy nhất được đào tạo trong trường mẫu giáo làng là đó đẽo đá. Thứ hai, khả năng thích ứng của người lao động thời đồ đá rất cao, nay đẽo đá này mai đẽo đá khác đều thích ứng được ngay.
Chàng thư sinh:
-         Lúc trước làm trái ngành một thời gian, bề tôi thấy áy náy dữ lắm, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Ngươi áy náy điều gì?
Chàng thư sinh:
-         Thứ nhất, bề tôi học ngành bánh ú nhưng lại đi làm trong ngành bánh bao nên sợ bánh bao làm ra có nét giống bánh ú, thưa ngài tiên sinh!
Đạo sĩ:
-         Trời ơi là trời! Vào thời computer biết bao bác sĩ sản khoa hành nghề giải phẫu thẩm mỹ mà có sợ cái gì giống cái gì đâu. Khách hàng không sợ thì thôi, sao ngươi lại áy náy về điều này?
Bác sĩ sản khoa hành nghề chăng? (ảnh: nguồn internet)
Chàng thư sinh:
-         Ngài nói chí phải! Thứ hai, do trái ngành nên bề tôi áy náy chuyện làm hư bột, hư đường, thưa ngài tiên sinh!
Đạo sĩ:
-         Trời ơi là trời! Ông chủ không lo hư bột, hư đường thì thôi, sao ngươi lại áy náy chuyện ấy? Ông chủ thuộc giới tư bản, họ có tư liệu sản xuất như: bột, đường,... có công cụ sản xuất như: nồi, niêu,... Còn ngươi là người lao động, chỉ có cái mạng trành, áy náy làm chi!
Chàng thư sinh:
-         Ngộ nhỡ công ty bị phá sản thì áy náy lắm, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Trời ơi là trời! Ông chủ không lo phá sản thì thôi, sao ngươi lại áy náy chuyện ấy? Nếu công ty phá sản thì lỗi hoàn toàn thuộc về ông ấy vì đã thuê mướn ngươi và/hoặc những nguyên nhân khác.
Chàng thư sinh:
-         Bề tui áy náy như vậy đó thì sao nào, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Rõ ràng, ngươi có đầy đủ phẩm chất của một ông chủ thời đồ đá, đó là áy náy về năng lực của người lao động, áy náy về chuyện hư bột, hư đường, áy náy về phá sản. Tuy nhiên, ngươi lại đi xin việc để làm thuê!
Chàng thư sinh:
-         Còn ông chủ của bề tui như vậy đó thì sao nào, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Rõ ràng, ông chủ của ngươi có đầy đủ phẩm chất của một người lao động thời đồ đá, đó là chẳng quan tâm đến năng lực của ai, chẳng quan tâm chuyện hư bột hư đường, chẳng quan tâm về phá sản. Tuy nhiên, ông ấy lại mở công ty để làm ông chủ!
Chàng thư sinh:
-         Trái ngành trong thời computer thì sao, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Trên phương diện lao động, thời computer khác với thời đồ đá hai nhân tố sau: Thứ nhất, thời computer đa ngành học và cũng đa ngành làm. Nào là nano, nào là enzym, nào là cnc, nào là polyme, nào là chạy xe ôm, nào là thu mua đồng nát,... Thứ hai, tốc độ thay đổi trong thời computer nhanh hơn nhiều so với thời đồ đá và ngày càng nhanh hơn nữa.
-         Một qui luật quan trọng trong thời đồ đá là: “Với tư cách là hàng hóa, khi được thị trường lao động chấp nhận thì trái ngành hay đúng ngành có khác nhau chi!”.
Đặc điểm của hàng hóa sức lao động
Chàng thư sinh:
-         Hàng hóa sức lao động khác với các loại hàng hóa khác như thế nào, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Thứ nhất, hàng hóa sức lao động nằm trong con người nên muốn dùng sức lao động hiệu quả tất phải dùng người hiệu quả.
-         Thứ hai, các hàng hóa thông thường như: rượu, cá rô, rau muống,... nhà sản xuất lo khâu phân phối sản phẩm ra thị trường. Trong khi đó, với hàng hóa sức lao động, ai có thì tự mà lo phân phối để kiếm cơm.
Chàng thư sinh:
-         Khâu phân phối có điều gì đặc biệt, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Các công ty sản xuất bánh ú hoàn toàn kiểm soát các khâu như: thiết kế bánh, sản xuất bánh,... Tuy nhiên, với khâu phân phối thì phụ thuộc vào bên ngoài đó là khách hàng và hệ thống đại lý. Nói cách khác, khâu phân phối là đau đầu và rách việc nhất vì không kiểm soát được nó một cách tuyệt đối.
Chàng thư sinh:
-         Hàng hóa sức lao động giống các loại hàng hóa khác ở điểm nào, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Trong nền kinh tế thị trường, sự cân bằng trong dài hạn giữa bên cung và bên cầu là không thể. Vì vậy, tình trạng dư thừa hay thiếu hụt nguồn nhân lực trong một thời điểm nào đó là điều bình thường. Có chăng chỉ làm hài hòa cán cân dư thừa hay thiếu hụt ở mức độ nào đó mà thôi.
Chàng thư sinh:
-         Hàng hóa sức lao động có cần phải tiếp thị không, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Rất cần! Đây là điểm yếu của người lao động.
Tiếp thị lao động. (ảnh: nguồn internet)
Chàng thư sinh:
-         Hàng hóa sức lao động có cần phải cạnh tranh không, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Vốn dĩ như thế!
Cạnh tranh lao động. (ảnh: nguồn internet)
2. Tư duy theo chiếc mũ đỏ
Đạo sĩ:
-         Bây giờ, ngươi đội hãy chiếc mũ đỏ này lên đầu và tư duy vấn đề việc làm một cách cảm xúc, linh cảm, bản năng nhé.
Chiếc mũ đỏ. (ảnh: nguồn internet)
Chàng thư sinh:
-         Đội mà sao chẳng thấy ép phê gì cả, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Tính ỳ trong tư duy của ngươi quá lớn. Mặc dù đang đội chiếc mũ đỏ nhưng lối tư duy của ngươi vẫn là lối tư duy cũ. Ta gợi ý để ngươi điều chỉnh tư duy theo chiếc mũ đỏ nhé.
Chàng thư sinh:
-         Xin được thỉnh giáo, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Ngươi quê ở đâu?
Chàng thư sinh:
-         Bao nhiêu đời nay thì ở đây. Tuy nhiên, ông tổ 1001 đời trước xuất thân từ sao Hỏa, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Vậy thì nên làm văn tự xin gia nhập hội đồng hương sao Hỏa đi nhé. Trong việc tuyển dụng vấn đề đồng hương đồng khói đôi khi được chiếu cố dữ lắm.
Chàng thư sinh:
-         Ngoài chuyện đồng hương đồng khói, thì yếu tố nào được chiếu cố nữa, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Vào thời đồ đá nghe đâu có chuyện sau, thực hư ai nào biết được!
Phỏng vấn tuyển dụng thời đồ đá. (ảnh: nguồn internet)
3. Tư duy theo chiếc mũ vàng
Đạo sĩ:
-         Trước tiên, ngươi đội hãy chiếc mũ vàng này lên đầu và tư duy vấn đề xin việc một cách khách quan.
Chiếc mũ vàng. (ảnh: nguồn internet)
Chàng thư sinh:
-         Đội mà sao chẳng thấy ép phê gì cả, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Tính ỳ trong tư duy của ngươi quá lớn nên ngươi không còn tư duy một cách khách quan được nữa. Nói cách khác, mặc dù đang đội chiếc mũ vàng nhưng lối tư duy vẫn là lối tư duy cũ. Ta gợi ý để ngươi điều chỉnh tư duy theo chiếc mũ vàng nhé.
Chàng thư sinh:
-         Xin được thỉnh giáo, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Nếu ngươi thất nghiệp kéo dài thêm một thời gian thì sao nào?
Chàng thư sinh:
-         Cũng chẳng sao cả, có cha mẹ lo rồi, thưa ngài tiên sinh?
Tư duy chiếc mũ vàng. (ảnh: nguồn internet)
Đạo sĩ:
-         Vài năm nữa cha mẹ già yếu thì sao nào?
Chàng thư sinh:
-         Cũng chẳng sao cả, thiếu gì việc làm phi chính thống như: chạy xe ôm đầu hẻm, rửa chén thời vụ, bảo mẫu tại gia, thổi kèn đám ma, thưa ngài tiên sinh?
Tư duy chiếc mũ vàng. (ảnh: nguồn internet)
4. Tư duy theo chiếc mũ đen
Đạo sĩ:
-         Bây giờ, ngươi đội hãy chiếc mũ đen này lên đầu và tư duy vấn đề xin việc một cách bi quan, tiêu cực, cẩn trọng, e dè.
Chiếc mũ đen. (ảnh: nguồn internet)
Chàng thư sinh:
-         Đội mà sao chẳng thấy ép phê gì cả, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Tính ỳ trong tư duy của ngươi quá lớn. Mặc dù đang đội chiếc mũ đen nhưng lối tư duy của ngươi vẫn là lối tư duy cũ. Ta gợi ý để ngươi điều chỉnh tư duy theo chiếc mũ đen nhé.
Chàng thư sinh:
-         Xin được thỉnh giáo, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Giả thử rằng cả cuộc đời ngươi đi xin việc mà chẳng công ty nào ngó ngàng. Ngươi tính sao đây?
Sự lựa chọn quan trọng. (ảnh: nguồn internet)
Chàng thư sinh:
-         Chắc là bề tôi chết đói mất, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Đừng bi quan như thế! Không ít doanh nhân thành đạt trên thương trường có lý do khởi nghiệp là do không xin được việc làm. Vì vậy, ngươi hãy xem sự từ chối của thiên hạ trong việc xin việc làm là cơ hội để khởi nghiệp kinh doanh. Tạo hóa luôn công bằng, khi đóng cánh cửa này thì sẽ mở ra một cánh cửa khác.
Chàng thư sinh:
-         Khởi nghiệp kinh doanh thành công thì không sao nhưng ngộ nhỡ thất bại thì hậu quả ra sao, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Hi hữu mới có người chết vì khởi nghiệp kinh doanh do không vượt qua được những áp lực của cuộc sống. Tỉ lệ này quá thấp nên có thể bỏ qua.
Chàng thư sinh:
-         Vậy là, hậu quả cũng không đến nỗi nào, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Nói chung, chết thì hi hữu mới xảy ra nhưng gần chết thì nhiều dữ lắm!
Sức mạnh của bi kịch. (ảnh: nguồn internet)
Chàng thư sinh:
-         Năm ngoái bề tôi có ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh là thuê sân thượng của các tòa cao ốc để chăn nuôi heo, gà. Tuy nhiên, huy động vốn chẳng ai góp ngoại trừ mấy đồng cắc của gia đình. Tại sao một ý tưởng kinh doanh hay như thế lại không mấy ai hưởng ứng, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Dự án kinh doanh hay nhưng nhân sự đằng sau dự án này “chưa hay” nên chẳng ai dám chơi. Thiên hạ vốn dĩ “chọn mặt gởi vàng” chứ không chọn ý tưởng! Gia đình sẵn sàng thí mấy đồng cắc coi như thanh toán học phí để ngươi trải nghiệm trận mạc mà thôi.
Giá trị của sự thất bại. (ảnh: nguồn internet)
Chàng thư sinh:
-         Trên thị trường lao động, ông chủ và nhân viên khác nhau như thế nào, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Ông chủ là người mua sức lao động, nhân viên là người bán sức lao động.
-         Một qui luật quan trọng thời đồ đá là: “Cách giải quyết vấn đề việc làm hiệu quả nhất là biến người bán sức lao động thành người mua sức lao động. Đó chính là khởi nghiệp kinh doanh.
Chàng thư sinh:
-         Tại sao cách này lại hiệu quả nhất, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Khi xưa có một lời thách thức một lão nông ăn hết 81 con gà trong 5 ngày. Ông ấy làm như sau: ngày thứ nhất làm thịt 54 con gà cho 27 con kia ăn, ngày thứ hai làm thịt 18 con cho 9 con kia ăn, ngày thứ ba làm thịt 6 con cho 3 con kia ăn, ngày thứ tư làm thịt 2 con cho con còn lại ăn. Cuối cùng, ông ấy ăn con gà cuối cùng.
5. Tư duy theo chiếc mũ xanh lá
Đạo sĩ:
-         Bây giờ, ngươi đội hãy chiếc mũ xanh lá này lên đầu và tư duy vấn đề việc làm một cách sáng tạo nhé.
Chiếc mũ xanh lá. (ảnh: nguồn internet)
Chàng thư sinh:
-         Đội mà sao chẳng thấy ép phê gì cả, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Tính ỳ trong tư duy của ngươi quá lớn nên mặc dù đang đội chiếc mũ xanh lá nhưng lối tư duy của ngươi vẫn là lối tư duy cũ. Ta gợi ý để ngươi điều chỉnh tư duy theo chiếc mũ xanh lá nhé!
Chàng thư sinh:
-         Xin được thỉnh giáo, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Vào thời đồ đá, hiệu năng làm việc của con người được quyết định bởi bốn yếu tố: 1) Kỹ năng cứng; 2) Kỹ năng mềm; 3) Kỹ năng sống; và 4) Năng lực sáng tạo.
-         Kỹ năng cứngphản ảnh học vấn, kinh nghiệm, sự thành thạo về chuyên môn. Kỹ năng cứng liên quan đến chỉ số thông minh IQ. Chẳng hạn, kỹ năng cắt cỏ, kỹ năng đào giếng, kỹ năng dệt lụa, kỹ năng nuôi gà,...
-         Kỹ năng mềmlàm nhóm các kỹ năng về chỉ số cảm xúc (EQ) như: kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng xác định mục tiêu,... Kỹ năng mềm không liên quan đến kiến thức chuyên môn mà phụ thuộc vào cá tính của mỗi cá nhân.
-         Kỹ năng sốnglà khả năng thích nghi và hành vi ứng xử tích cực cho phép các cá nhân xử lý hiệu quả các yêu cầu cũng như thách thức của đời sống thế tục.
-         Năng lực sáng tạolà năng lực giải quyết các vấn đề một cách sáng tạo, không chỉ đơn thuần nghĩ ra ý tưởng mà còn cả thực thi ý tưởng.
-         Ngươi hãy tự đánh giá năng lực của mình xem sao nào?
Chàng thư sinh:
-         Bề tôi nhận thấy, kỹ năng cứng của mình thì hơi mềm, kỹ năng mềm của mình thì hơi cứng, kỹ năng sống thì nhăm nhắm bắt chước mọi người, còn năng lực sáng tạo thì chỉ nghe loáng thoáng, thưa ngài tiên sinh!
Không hoàn hảo là phẩm chất ai cũng có. (ảnh: nguồn internet)
Đạo sĩ:
-         Nếu vậy thì giải pháp nâng cao hiệu năng làm việc của ngươi sẽ là:
-         Làm cứng hơn kỹ năng cứng, điều này được phản ảnh qua xu hướng một số đẳng sư, đại sư, thậm chí thạc sư khăn gói quả mướp đi học nghề cắt cỏ, gói bánh tét, đào giếng, giữ trẻ con, lau nhà, thông ống cống,...
-         Làm mềm hơn kỹ năng mềm, điều này được phản ảnh qua xu hướng bùng nổ các Trung tâm đào tạo cũng như các khóa học về kỹ năng mềm như: kỹ năng đòi nợ, kỹ năng trả lời phỏng vấn việc làm, kỹ năng nói trước đám đông mà không bị la ó, kỹ năng nạnh tị trong làm việc nhóm, kỹ năng tránh sao lãng thời gian, kỹ năng viết báo cáo, kỹ năng động viên nhân viên làm quần quật, kỹ năng điều hành cuộc họp sao cho không nhặng xị, kỹ năng thương lượng đàm phán lắt léo,...
-         Nâng cao kỹ năng sống, điều này được phản ảnh qua xu hướng bùng nổ xuất bản và tái xuất bản những cuốn sách như: Đắc nhân tâm, Tư duy cao xa hành động chừng mực, Không thể bị dối lừa, Nghệ thuật quyến rũ, Phép tắc của loài sói, Hạt giống tâm hồn, Dám nghĩ lớn, Dám dẫn đầu, Dám thất bại, Dám khác biệt, Quà tặng diệu kỳ, Mặt dày tâm đen,...
-         Khai sáng năng lực sáng tạo. Ở cấp độ phổ quát phục vụ qui mô đại chúng một cách miễn phí trên internet thì có thể tìm kiếm trên google.
Cuộc chiến giữa thủ (đầu) và thủ (tay). (ảnh: nguồn internet)
Chàng thư sinh:
-         Nhưng mà bề tôi mắc bệnh lười biếng thì sao, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Vậy là có cơ hội làm việc với Bill Gatestiên sinh rồi. Xin chúc mừng nhé!.
Lười là một ưu điểm lớn. (ảnh: nguồn internet)
Chàng thư sinh:
-         Người lao động sáng tạo có tác động gì đến thị trường lao động, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Người lao động sáng tạo sẽ cùng với ông chủ thực hiện: 1) Sáng tạo trong khám phá nhu cầu xã hội; 2) Sáng tạo trong thiết kế sản phẩm, dịch vụ mới; 3) Sáng tạo trong sản xuất; 4) Sáng tạo trong tiếp thị; 5) Sáng tạo trong chiến lược cạnh tranh; 6) Sáng tạo trong quản lý điều hành. Từ đó làm tăng nhu cầu tuyển dụng lao động.
-         Một qui luật quan trọng trong thời đồ đá là: “Người lao động sáng tạo góp phần kích thích thị trường lao động phát triển thông qua việc tạo ra nhiều việc làm mới”.
Chàng thư sinh:
-         Thật là chí lý! Xin cho một số ví dụ minh họa sự sáng tạo của người lao động tạo ra việc làm mới, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Bằng chứng còn rành rành ra đây.
Sáng tạo trong khám phá nhu cầu xã hội. (ảnh: nguồn internet)


Sáng tạo trong thiết kế sản phẩm. (ảnh: nguồn internet)


Sáng tạo trong thiết kế sản phẩm. (ảnh: nguồn internet)


Sáng tạo trong thiết kế sản phẩm. (ảnh: nguồn internet)


Sáng tạo trong sản xuất. (ảnh: nguồn internet)


Sáng tạo trong sản xuất. (ảnh: nguồn internet)


Sáng tạo trong sản xuất. (ảnh: nguồn internet)


Sáng tạo trong tiếp thị. (ảnh: nguồn internet)


Sáng tạo trong tiếp thị. (ảnh: nguồn internet)


Sáng tạo trong tiếp thị. (ảnh: nguồn internet)


Sáng tạo trong chiến lược cạnh tranh. (ảnh: nguồn internet)


Sáng tạo trong chiến lược cạnh tranh. (ảnh: nguồn internet)
(Ghi chú: quảng cáo với ngôn ngữ địa phương thể hiện chiến lược định vị hẹp, tập trung vào một phân khúc thị trường mục tiêu hẹp. Quán ăn này chắc chắn chiếm được tình cảm của những người sống xa quê xuất thân từ địa phương ấy. Hy sinh những nhóm khách hàng khác nhằm phục vụ tốt nhất phân khúc khách hàng mục tiêu đã lựa chọn đó là chiến lược tập trung)


Sáng tạo trong chiến lược cạnh tranh. (ảnh: nguồn internet)


Sáng tạo trong quản lý điều hành. (ảnh: nguồn internet)


Sáng tạo trong quản lý điều hành. (ảnh: nguồn internet)
6. Tư duy theo chiếc mũ xanh dương
Đạo sĩ:
-         Bây giờ, ngươi đội hãy chiếc mũ xanh dương lên đầu và tư duy vấn đề việc làm xem sao.
Chiếc mũ xanh dương. (ảnh: nguồn internet)
Chàng thư sinh:
-         Đội mà sao chẳng thấy ép phê gì cả, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Tính ỳ trong tư duy của ngươi quá lớn. Mặc dù đang đội chiếc mũ xanh dương nhưng lối tư duy của ngươi vẫn là lối tư duy cũ. Ta gợi ý để ngươi điều chỉnh tư duy theo chiếc mũ xanh dương nhé.
Chàng thư sinh:
-         Xin được thỉnh giáo, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Nói vậy thôi! Phần tư duy theo chiếc mũ xanh dương sẽ được trình bày trong bài viết Phương pháp não công (Brainstorming). Hẹn hôm khác nhé!
Chàng thư sinh:
-         Sao ngộ vậy cà, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Trong việc vận dụng các phương pháp sáng tạo cần có sự hòa quyện với nhau sẽ hiệu quả hơn nhiều. Mỗi phương pháp sáng tạo chỉ thích hợp cho một số khía cạnh của vấn đề cần giải quyết mà thôi.
Chàng thư sinh:
-         Giả thử bề tôi muốn đi trộm chó để thỏa chí tang bồng trong thiên hạ thì nên dùng những phương pháp sáng tạo nào, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Để hy vọng vụ việc được trót lọt một cách sáng tạo, ngươi cần phối hợp ít nhất ba phương pháp sau: 5W 1H, 6 chiếc nón tư duy và não công.
-         Tuy nhiên, để vận dụng hiệu quả các phương pháp này, cái đầu của ngươi phải tơi ra cái đã, tức giảm bớt tính ý trong tư duy càng nhiều càng tốt. Đó là lý do phương pháp scamper mở đường đi tiên phong cùng với rất nhiều rất nhiều hình ảnh gởi mở sáng tạo. Với một tư duy xơ cứng, mọi phương pháp sáng tạo đều trở nên không có ý nghĩa mấy.
Rửa não để giảm tính ỳ tư duy. (ảnh: nguồn internet)
Chàng thư sinh:
-         Bề tôi đã học thuộc lòng các phương pháp rồi nhưng khâu vận dụng thì còn cà trầy cà trật, vậy nên làm gì trong lúc này, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Nên đi dạy phương pháp sáng tạo bởi vì việc vận dụng là của học viên!
***


Trần Ngọc Truyền
----------------------------------------------------------------------------------------------
TRITRI.org - SÁNG TẠO ĐỔI MỚI
Thích ứng thay đổi * Chủ động sáng tạo * Dẫn dắt thành công
BÀI GIẢNG sáng tạo: bộ cũ link                 BÀI VIẾT sáng tạo: link
BÀI GIẢNG sáng tạo: bộ mới link             HÌNH ẢNH sáng tạo: link

{ 0 nhận xét... read them below or add one }

Đăng nhận xét