Shiva - Thần sáng tạo và hủy diệt

Người đăng: chia se dam me on Thứ Ba, 19 tháng 3, 2013

sangtaodoimoi.blogspot.com dẫn từ nguồn: http://haothien91.blogspot.com/2012/11/shiva-than-sang-tao-va-huy-diet.html
Shiva
Hiện thần thứ hai của Brahmâ là thần Shiva, dưới hình ảnh như nhân, Shiva có nước da trắng tượng trưng cho bản chất thuần túy của tất cả màu sắc. Shiva có ba mắt tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng và ngọn lửa thế gian, có thể nhìn thấu quá khứ, hiện tại và tương lai. Mái tóc rối của Shiva tượng trưng thần gió.
Mái tóc đó cũng tượng trưng cho sức mạnh vì sông Hằng Hà linh thiêng khi nhận lời cầu xin của một đạo sĩ thấu thị (Rishi) xuống trần, Shiva đã phải xõa tóc cho dòng nước xuôi theo và đổ xuống nhẹ nhàng, nếu không thì thế gian đã rung chuyển và sụp đổ tan tành. Một hôm thần Brahmâ trông thấy thần Vishnu đang nằm trên một chiếc lá sen trên mặt nước nguyên thủy, Brahmâ hỏi danh tính. Vishnu bèn xưng danh và kêu Brahmâ bằng con.
Brahmâ tức giận và tuyên bố chính mình mới là đấng sáng tạo và hủy diệt vũ trụ. Vishnu bát bỏ lời của Brahmâ, cương quyết cho mình mới là đấng sáng tạo, bảo tồn và hủy diệt vũ trụ, hai bên đang cãi cọ tranh giành ngôi thứ, thì bỗng hiện ra một cột lửa cao ngất tưởng chừng như không có khởi nguyên. Hai thần bèn ngừng cuộc tranh luận và đồng ý chia nhau đi tìm đầu và cuối của cột lửa. Vishnu đi xuống dưới gốc và Brahmâ đi lên phía ngọn.
Sau một thời gian thám hiểm rất lâu, cả hai đều không đạt được mục đích và phải trở về nơi gặp gỡ ban đầu. Vừa khi đó không gian bỗng vang lên âm thanh linh thiêng của tiếng AUM* và Shiva xuất hiện giữa cột lửa khiến cả Brahmâ và Vishnu đều cảm thấy hân hoan.
Khi ấy Shiva bèn nói cho hai thần biết rằng không có ai hơn, ai kém, và ba ngôi tối linh Brahmâ-Vishnu-Shiva chỉ là ba tác dụng khác nhau của cùng một bản thể. Shiva có hai đời vợ nhưng cùng là một người trải qua hai kiếp. Kiếp thứ nhất nàng tên là Sati (Hiền phụ), con gái của Daksha (Tài Trí), một trong tám vị thần sáng tạo do Brahmâ tạo ra.
Shiva và vợ Sati
Daksha vốn không vưa Shiva vì Shiva thường có bề ngoài là một đạo sĩ khất thực tiều tụy và không tỏ thái độ tôn kính mình. Daksha đã đuổi Sati ra khỏi địa phận của mình khi nàng nhất định chọn Shiva làm chồng. Một lần Sati về nhà vào dịp làm lễ mừng thần Vishnu, Daksha đã không tiếc lời nhục mạ nàng cùng Shiva. Sati bèn thoát hồn trả lại thân xác cho cha. Shiva nổi giận, giết chết Daksha tức thì. Sati tái sinh làm con gái của thần núi Himâlaya (Núi Tuyết), mang tên là Umâ Himavutee và thường được gọi là Pârvati (Sơn nữ).
Sau nhiều lần thử thách về đức tính, Shiva lấy Pârvati làm vợ. Khi Shiva đã múa vũ điệu Tândava, tượng trưng cho sự vận hành của vũ trụ tại hí viện Thiên Đàng của thần sét Indra. Khi nhảy múa như vậy, Shiva đã cho phát ra năm cung điệu căn bản.
Thần Sét Indra
Khi vợ Shiva là nàng Pârvati cất tiếng hát thì có thêm một cung điệu thứ sáu. Sự kết hợp giữa Shiva và Pârvati biểu thị sự kết hợp giữa Chất và Năng chuyển hóa thành các âm điệu và cung bậc.
Các cung điệu có liên hệ với toàn thể vũ trụ vì mỗi cung âm có một giá trị riêng biểu thị cho một hệ thống tinh thể, và toàn thể hệ thống tinh thể chính là nguồn gốc các âm thanh phát ra trong vũ trụ. Con trai lớn của cặp vợ chồng Shiva- Pârvati là Kârttikeya đã có công diệt được quỷ Târaka, đem lại yên vui cho thế giới thần linh và được thờ làm thần chiến tranh.
Shiva và vợ Parvathy
Con thứ hai của Shiva và Pârvati là Ganesha, mình người đầu voi, được tín đồ Ấn Độ giáo tin thờ như một phúc thần, ban phát hạnh phúc thịnh vượng cho nhân loại.Shiva là vị thần tiền Veda cổ xưa nhất của dân bản xứ Ấn độ; đến khi đồng hóa với dân tộc Aryan, Shiva đã thay thế cho thần Bão Rudra trong Veda để làm giảm bớt cái ý nghĩa ghê gớm của danh hiệu Rudra.
Sống với chết không những chỉ tiếp nối nhau mà còn đồng nhất với nhau. Với tư cách nguyên lý của sáng tạo, Shiva là nguồn sống. Nhưng tại sao người ta lại coi Shiva là biểu hiện cho hủy diệt (Tamas)? Tamas nghĩa đen là tối tăm, biểu thị cho khuynh hướng ly tâm, hủy diệt (trái với sattva biểu thị cho khuynh hướng quy tâm, xây dựng).
Vũ trụ càng phân tán tức là càng tan rã, hòa đồng vào đêm tối của vô chất nguyên thủy, chấm dứt mọi sự phân biệt trong không gian và thời gian. “Hữu hình tất hữu hoại” là định luật thiên nhiên tất yếu. Từ u tịch mà có sự sống, sự sống lại trở về u tịch, bởi thế Tamas vừa là nguyên nhân, vừa là cứu cánh của mọi đời sống, và vì cứu cánh quan trọng hơn hết nên Shiva được mệnh danh là thần hủy diệt.
Thần Shiva múa Với ý nghĩa ấy, Shiva còn được mệnh danh là thần của giấc ngủ. Khi mọi người đã chán hành động, chán sống, chán biết, chán lạc thú và đau khổ, và đi tìm một sự yên nghỉ thực sự trong giấc ngủ say không mộng. Khi ấy họ trở về với Chúa tể của giấc ngủ, chốn yên tịnh, cực lạc (Sambha).



----------------------------------------------------------------------------------------------
TRITRI.org - SÁNG TẠO ĐỔI MỚI
Thích ứng thay đổi * Chủ động sáng tạo * Dẫn dắt thành công
BÀI GIẢNG sáng tạo: bộ cũ link                 BÀI VIẾT sáng tạo: link
BÀI GIẢNG sáng tạo: bộ mới link             HÌNH ẢNH sáng tạo: link

{ 0 nhận xét... read them below or add one }

Đăng nhận xét