Phương pháp tương tự (Phần 2)

Người đăng: chia se dam me on Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2013

PHƯƠNG PHÁP TƯƠNG TỰ (phần 2)
Tham khảo thêm:
-          Phương pháp tương tự: Phần 1.
-          Các bộ sưu tập liên quan: Phỏng sinh học, Tương đồng, Ngụy trang, Tượng, Cân bằng, Metal art.
Mục lục
III. BẮT CHƯỚC TRONG SINH GIỚI
1. Động vật bắt chước
2. Thực vật bắt chước
3. Động-thực vật bắt chước con người
4. Con người bắt chước động-thực vật
IV. PHƯƠNG PHÁP TƯƠNG TỰ
1. Phép tương tự cưỡng bức
2. Phép tương tự trực tiếp
3. Phép tương tự cá nhân
4. Phép tương tự biểu tượng
5. Phép tương tự viễn tưởng
V. MÔ PHỎNG SINH HỌC

III. BẮT CHƯỚC TRONG SINH GIỚI
1. Động vật bắt chước
Đệ tử:
-         Trong tự nhiên, một số loài động vật thực hiện hành vi bắt chước để làm gì, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Để có lợi cho mình!
Đệ tử:
-         Xin cho một vài ví dụ minh họa, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Ví dụ 1, ấu trùng loài cào cào Macroxiphus bắt chước hình thù của con kiến để ngụy trang trước kẻ thù.
Ấu trùng cào cào Macroxiphus. (ảnh: nguồn internet)

-         Ví dụ 2, loài bọ que ngụy trang bằng cách bắt chước một nhánh cây nhằm lẫn tránh sự phát hiện của kẻ thù.
Bọ que. ảnh: nguồn internet)
-         Ví dụ 3, khi bị hăm dọa hay tấn công, loài cá Callplesiops Altivelis bắt chước bộ dạng của loài lươn biển Gymnothorax Meleagris.
Cá (trên) bắt chước lươn (dưới). (ảnh: nguồn internet)
2. Thực vật bắt chước
Đệ tử:
-         Phải chăng chỉ có động vật mới thực hiện hành vi bắt chước, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Không! Thực vật cũng bắt chước như thường. Dĩ nhiên, do động vật có khả năng di chuyển nên sự bắt chước của động vật thường đa dạng và biến hóa hơn nhiều.
Đệ tử:
-         Xin cho một ví dụ minh họa, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Ví dụ 1, lúa mạch đen bắt chước lúa mì.
Lúa mạch đen. (ảnh: nguồn internet)
-         Ví dụ 2, loài hoa lan Ophrys Insectifera tỏa ra mùi hương như ruồi cái để dụ ruồi đực đến giúp cho sự thụ phấn của hoa.
Hoa lan Ophrys Insectifera. (ảnh: nguồn internet)
-         Ví dụ 3, loài lan dại Ophrys Apifera ở châu Âu có hình dạng, lông tơ và mùi hương giống hệt những con ong cái Eureca.
Hoa lan Ophrys Apifer. (ảnh: nguồn internet)
3. Động-thực vật bắt chước con  người
Đệ tử:
-         Có khi nào thực vật bắt chước con người không, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Có đấy! Chẳng hạn, loài hoa môi trong rừng nhiệt đới châu Mỹ có hình thù giống như môi người.
Hoa môi. (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
-         Có khi nào động vật bắt chước con người không, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Ôi! Nhiều vô số kể! Đây chính là sự “nhân hóa” của động vật. Bằng chứng còn rành rành ra đây.
Hành vi “nhân hóa”. (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
-         Con người huấn luyện thú vật để biểu diễn mua vui từ khi nào, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Từ khi con người thuần dưỡng thú vật để thành thú nhà, việc này diễn ra cách thời computer khoảng 1 triệu năm về trước.
Hành vi “nhân hóa”. (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
-         Liệu động vật có thể vẽ tranh, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Vẽ được! Các tác phẩm hội họa của động vật được xếp vào dòng tranh động vật. Nói chung dòng tranh này khá trườu tượng, nếu không am tường hội họa thật khó phân biệt được một bức tranh động vật nào vẽ!
Hành vi “nhân hóa”. (ảnh: nguồn internet)


Hành vi “nhân hóa”. (ảnh: nguồn internet)


Hành vi “nhân hóa”. (ảnh: nguồn internet)


Hành vi “nhân hóa”. (ảnh: nguồn internet)
4. Con người bắt chước động-thực vật
Đệ tử:
-         Có khi nào con người bắt chước động vật không, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Cũng có đấy!
Hành vi “thú hóa”. (ảnh: nguồn internet)


Hành vi “thú hóa”? (ảnh: nguồn internet)


Hành vi “thú hóa”? (ảnh: nguồn internet)


Hành vi “thú hóa”? (ảnh: nguồn internet)


Hành vi “thú hóa”? (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
-         Trong việc bắt chước, bên nào chịu bất lợi hơn, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Bên bị bắt chước chịu bất lợi hơn. Chẳng hạn, loài cào cào Chlorobalius Leucoviridis giả tiếng gáy của con Cicadas máiđể dụ con Cicadas trống đến cho chúng ăn thịt. Cũng giống như trong kinh doanh, bên bị nhái thương hiệu chịu thiệt hại, còn bên nhái thương hiệu hưởng lợi bất chính.
Cào cào Chlorobalius Leucoviridis. (ảnh: nguồn internet)

IV. PHƯƠNG PHÁP TƯƠNG TỰ
Đệ tử:
-         Phương pháp tương tự (synectics) do đại ca nào phát kiến ra, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Do ngài George M. Prince tiên sinh (1918-2009) và William J.J. Gordon tiên sinh phát kiến năm 1952 sau Tây lịch tại xứ A-mê-ri-cà.
Đệ tử:
-         Nội dung cốt lõi của phương pháp tương tự là gì, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Gồm 4 phép thuật thần thông biến hóa sau đây:
-         Phép tương tự trực tiếp - Direct Analogy. Chẳng hạn, nhà sáng tạo so sánh máy bay với con chim để cải tiến tính năng của máy bay, kể cả chim cánh cụt.
Ghế dành riêng cho quý ông. (ảnh: nguồn internet)
-         Phép tương tự cá nhân - Personal Analogy. Chẳng hạn, nhà sáng tạo hóa thân mình thành con bò sữa để tìm cách nâng cao năng suất cho sữa của bò.
Tưởng tượng mình là con bò. (ảnh: nguồn internet)
-         Phép tương tự biểu tượng - Symbolic Analogy: Với phép tương tự biểu tượng, cần có sự tương tự về đặc trưng, tính chất giữa hai đối tượng mang tính biểu tượng văn học, nghệ thuật được khái quát hóa cao và hàm chứa nghịch lý của bài toán.
Biểu tượng tình yêu thời đồ sắt. (ảnh: nguồn internet)
-         Phép tương tự viễn tưởng - Fantasy Analogy: Chẳng hạn, các nhà sáng tạo liên tưởng đến truyền thuyết nàng tiên cá để sáng tạo ra những mẫu quảng cáo quần jean!
Bó chân chấm com. (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
-         Có gì thêm nữa không, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Ngoài 4 phép thuật trên của hai ngài tiên sinh còn có phép tương tự cưỡng bức, tức là hai sự vật vốn dĩ không tương tự nhau nhưng được các nhà sáng tạo cưỡng bức chúng phải tương tự nhau.
Cưỡng bức ếch thành dưa chuột. (ảnh: nguồn internet)
1. Phép tương tự cưỡng bức
Đệ tử:
-         Xin thỉnh giáo phép tương tự cưỡng bức, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Dễ lắm! Cứ áp đặt cái này thành cái kia là xong. Những đại ca có phong cách cả vú lấp miệng em thường vận dụng phép tương tự cưỡng bức hết rất thâm sâu.
Đệ tử:
-         Trời ơi là trời! Nếu thế thì ngài chẳng cần phải huấn thị làm chi cho đau đầu mà rách việc. Thiên hạ rành phép tương tự cưỡng bức như 6 câu vọng cổ cả vạn năm nay rồi.
Đạo sĩ:
-         Thiên hạ vận dụng ra sao?
Đệ tử:
-         Ôi! Nhiều vô số kể! Sau đây là một vài ví dụ tiêu biểu thôi nhé!
-         Vịt chết được tương tự cưỡng bức thành chim sẻ: link.
-         Rau trồng ở nghĩa địa được tương tự cưỡng bức thành rau sạch: link.
-         Cồn công nghiệp pha hương liệu và phẩm màu được tương tự cưỡng bức thành rượu xịn: link.
-         Chó bệnh được tương tự cưỡng bức thành cầy tơ: link.
-         Chó mèo được tương tự cưỡng bức thành thú rừng: link.
Đạo sĩ:
-         Chuyện vặt! Toàn là những thứ ăn uống, có gì mà sợ!
Đệ tử:
-         Chưa hết đâu! Phép tương tự cưỡng bức được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực lắm. Có kể cả ngày cũng không hết được đâu! Sau đây là một vài ví dụ nữa thôi nhé!
Tương tự cưỡng bức trong hôn nhân. (ảnh: nguồn internet)


Cưỡng bức dây nịt thành áo bảo hộ. (ảnh: nguồn internet)


Cưỡng bức Nissan thành Toyota. (ảnh: nguồn internet)


Cưỡng bức WC nam thành WC nữ. (ảnh: nguồn internet)


Cưỡng bức bao cao su thành lòng heo. (ảnh: nguồn internet)
Đạo sĩ:
-         Phải chăng mọi sự tương tự cưỡng bức đều tiêu cực?
Đệ tử:
-         Không! Rất nhiều trường hợp mang tính tích cực, thưa ngài tiên sinh!
Đạo sĩ:
-         Ngươi cho một ví dụ xem sao?
Đệ tử:
-         Chẳng hạn, món giò heo giả cầy được nhiều người ưa thích, thưa ngài tiên sinh!
Đạo sĩ:
-         Có khi nào người ta công khai thực hiện phép tương tự cương bức không?
Đệ tử:
-         Có đấy, thưa ngài tiên sinh!
Công khai giữa thanh thiên bạch nhật. (ảnh: nguồn internet)


Cưỡng bức bình gas thành bồn tiểu nam. (ảnh: nguồn internet)
2. Phép tương tự trực tiếp
Đệ tử:
-         Xin thỉnh giáo phép tương tự trực tiếp, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Với phép tương tự trực tiếp, các nhà sáng tạo so sánh đối tượng nghiên cứu với các đối tượng gần giống nó trong tự nhiên hoặc công nghệ. Chẳng hạn, để cải thiện hệ thống cánh máy bay thì có thể tham khảo cánh chim, vây cá hay mũi tên, viên đạn,...
Đệ tử:
-         Một tuần có 7 ngày và thiên hạ dùng ngày chủ nhật để nghỉ ngơi. Còn đất đai canh tác lâu lâu có nên cho đất nghỉ ngơi không, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Tại đất nước Israel, theo kinh Torah của đạo Do Thái, cứ mỗi chu kỳ 7 năm lại có một năm toàn bộ ruộng đất của người Do Thái đều phải nghỉ ngơi, không được canh tác bất cứ thứ gì. Năm đất nghỉ ngơi ấy gọi là Shameeta.
Đệ tử:
-         Trong các loại rượu ông uống bà khen, thành phần nào là không thể thiếu, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Dựa trên phép tương tự trực tiếp, ta đồ rằng rắn là thành phần không thể thiếu.
Phép tương tự trực tiếp. (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
-         Với thịt gà, tại sao cánh đàn ông lại thích phao câu, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Dựa trên phép tương tự trực tiếp, ta đồ rằng ăn cái gì thì bổ cái nấy hoặc gần gần cái nấy.
Phép tương tự trực tiếp. (ảnh: nguồn internet)


Phép tương tự trực tiếp. (ảnh: nguồn internet)


Phép tương tự trực tiếp. (ảnh: nguồn internet)


Phép tương tự trực tiếp. (ảnh: nguồn internet)


Tác phẩm của Kiến trúc sư SoJorn Utzon. (ảnh: nguồn internet)


Tác phẩm của Kiến trúc sư Frank Gehry. (ảnh: nguồn internet)
3. Phép tương tự cá nhân
Đệ tử:
-         Xin thỉnh giáo phép tương tự cá nhân, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Với phép tương tự cá nhân, nhà sáng tạo hóa thân thành đối tượng hoặc một phần đối tượng của hệ thống để có một góc nhìn mới từ đó phát sinh ý tưởng mới. Chẳng hạn, tưởng tượng mình là một chiếc xe máy khi kẹt xe thì sẽ làm gì, tắt máy xe nếu dừng quá lâu chẳng hạn.
Đệ tử:
-         Xin cho một ví dụ minh họa, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Chẳng hạn, các nhà thiết kế gối tưởng tượng mình là cái gối từ đó tạo ra những chiếc gối độc đáo như sau.
Tưởng tượng mình là cái gối. (ảnh: nguồn internet)


Tưởng tượng mình là cái gối. (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
-         Có khi nào, cần tưởng tượng mình là con vật không, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Nếu cần thiết thì thực hiện, có gì mà phải lấn cấn giữa người và chó nào?
Tưởng tượng mình là con chó. (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
-         Trong tình huống nào, người này cần tưởng tượng mình là người kia, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Trong đàm phán thương lượng, nếu người này tưởng tượng mình là đối phương để ít nhiều hiểu được động cơ, phương pháp, phong cách,... của đối thủ thì sẽ rất có lợi.
Đệ tử:
-         Trong lĩnh vực đàm phán thương lượng nào, người ta ít dùng lý trí mà dùng nhiều cảm xúc, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Đàm phán thương lượng trong tình yêu.
Thương lượng trong tình yêu. (ảnh: nguồn internet)


Thương lượng trong tình yêu. (ảnh: nguồn internet)
-         Hãy lắng nghe bài hát Ai nhớ chăng ai của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ tiên sinh qua tiếng hát nữ ca sĩ Hoàng Oanh.
AI NHỚ CHĂNG AI

Ai nhớ chăng ai
Ai nhớ chăng những chiều
Có người em gái qua bên thềm
Tiếng hò xao xuyến trăng đầu ghềnh
Nhạc rừng nghe buồn mông mênh
Và ngàn tia lửa ấm chơi vơi dưới trăng êm đềm...
Ai nhớ chăng ai
Ai nhớ chăng những ngày,
Những ngày rau cháo với dưa cà
Quê nghèo vui sống trong mặn mà
Đời vang lên ngàn câu ca
Mà tình thấy càng bao la
Ngàn lòng như chan hòa
Ai nhớ chăng ai
Ai nhớ chăng những chiều
Những chiều gặp gỡ nhau trên cầu
Nước trời xanh ngắt in một màu
Lặng nhìn nhau hồi lâu lâu
Rồi tình ta càng ăn sâu
Sâu mối duyên ban đầu
Ai nhớ chăng ai
Ai nhớ chăng hôm nào
Hôm nào mưa rớt trên sông dài
Trên dòng em tiễn anh một chiều
Chiều chia ly còn chưa phai
Trời buồn khóc giùm duyên ai
Giọt lệ tuôn ngắn dài
Nhớ vô vàn
Nhớ muôn ngàn
Ngàn đời tôi còn nhớ
Ngàn đời tôi nào quên
Quên quen sau bao nhiêu phút xa xưa êm đềm
Nhớ vô vàn
Nhớ muôn ngàn
Ngàn đời tôi còn nhớ
Ngàn đời tôi nào quên
Bao nhiêu con người dừng chân trên bến tâm hồn
Ai nhớ chăng ai
Ai nhớ chăng khói chiều
Khói chiều vương vấn mái tranh nghèo
Có bầy em bé reo ngoài vườn
Mẹ già tóc bạc như sương
Nợ đời uốn còng đôi vai
Sương đớn đau trăm đường
Ai nhớ chăng ai
Ai nhớ chăng những gì
Những gì tha thiết nhất trong đời
Những gì không nói nên bằng lời
Mà tim ta thì chơi vơi
Mà hồn ta tìm nơi nơi
Mà lòng ta nhớ đời
Ai nhớ chăng ai...ai nhớ chăng ai.... nhớ chăng ai...?


Tưởng tượng mình là cành hoa. (ảnh: nguồn internet)


Tưởng tượng mình cái ghế. (ảnh: nguồn internet)
4. Phép tương tự biểu tượng
Đệ tử:
-         Xin thỉnh giáo phép tương tự biểu tượng, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Với phép tương tự biểu tượng, cần có sự tương tự về đặc trưng, tính chất giữa hai đối tượng mang tính biểu tượng văn học, nghệ thuật được khái quát hóa cao và hàm chứa nghịch lý của bài toán.
Đệ tử:
-         Xin cho một ví dụ minh họa cụ thể, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Chẳng hạn, trái tim và bộ não là tương tự biểu tượng cho cảm xúc và lý trí trong quá trình ra quyết định của con người.
Phép tương tự biểu tượng. (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
-         Những dòng kênh trong lòng đô thị có đặc điểm gì khác với con kênh ở nông thôn, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Nói chung, những dòng kênh ở đô thì thường được khép lại. Vì vậy, có thể dùng sợi dây kéo để biểu tượng cho sự khép lại.
Phép tương tự biểu tượng. (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
-         Vậy, có thể dùng cái gì để biểu tượng cho sự mở ra, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Ta đề xuất nụ hoa!
Phép tương tự biểu tượng. (ảnh: nguồn internet)


Phép tương tự biểu tượng. (ảnh: nguồn internet)


Phép tương tự biểu tượng. (ảnh: nguồn internet)

5. Phép tương tự viễn tưởng
Đệ tử:
-         Xin thỉnh giáo phép tương tự viễn tưởng, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Với phép tương tự viễn tưởng, các nhà sáng tạo đưa vào vấn đề cần giải quyết các nhân vật thần thoại, cổ tích, phép thuật,... nhằm tạo ra những giải pháp mới mà cuộc sống đời thường không đưa đường dẫn lối tới được.
Đệ tử:
-         Khi đối mặt với các mỹ nhân ngư, cánh đàn ông thường tư duy như thế nào, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Nói chung, tâm trí của cánh đàn ông thường bị đè nặng bởi trách nhiệm cơm áo, gạo tiền và sự càm ràm quanh năm suốt tháng của mụ vợ đã xấu lại già. Vì vậy, hình ảnh của mỹ nhân ngư như dòng nước ngọt mát lành giữa đại dương mặn chát mênh mông giúp cánh đàn ông giải thoát mọi sự ràng buộc của đời sống thế tục để mon men đến cõi thiên thai.
Truyền thuyết mỹ nhân ngư. (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
-         Điều này có ý nghĩa gì trong cuộc sống, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Các cô nàng có phong cách mỹ nhân ngư đều dễ dàng hạ gục các chàng trai trong một vài nốt nhạc. Anh hùng khó qua ải mỹ nhân (ngư) là vậy!
Truyền thuyết mỹ nhân mã. (ảnh: nguồn internet)


Truyền thuyết con ngựa thành Troy. (ảnh: nguồn internet)

V. MÔ PHỎNG SINH HỌC
Đệ tử:
-         Với lý thuyết mô hình mô phỏng, đàn ông (man) và đàn bà (woman) khác nhau ra sao, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Sự khác biệt được thể hiện bởi mô hình như sau:
Mô phỏng cánh đàn ông và cánh đàn bà. (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
-         Từ mô hình này có thể rút ra những kết luận nào, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Thứ nhất, với mọi câu hỏi thì câu trả lời của cánh đàn ông rất đơn giản: gật hoặc lắc đầu. Trong khi đó, câu trả lời của cánh đàn bà có cấu trúc rất phức tạp, chẳng hạn: mặc dù... tuy nhiên, càng... càng..., nếu... thì..., không những... mà còn..., nếu không... thì cũng..., ôi vô số kể!
-         Thứ hai, dễ dàng tương tác với cánh đàn ông bằng cách bật tắt một công tắc duy nhất. Trong khi đó, vô cùng khó để tương tác với cánh đàn bà vì phải đóng mở và cân chỉnh hàng loạt nút ấn và các núm khác nhau.
Đệ tử:
-         Sự khác biệt giữa cánh đàn ông và cánh đàn bà được thể hiện như thế nào trong môn cờ vua, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Hay lắm! Bằng chứng còn rành rành ra đây!
Tướng và Hậu trong cờ vua. (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
-         Mô phỏng sinh học hay phỏng sinh học là gì, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Là một lĩnh vực hẹp trong việc ứng dụng lý thuyết mô hình mô phỏng, trong đó đối tượng để bắt chước đó là thế giới sinh vật, gồm cả động vật lẫn thực vật.
Đệ tử:
-         Xin cho một ví dụ minh họa,  thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Chẳng hạn, bóng đèn compact có hình thù não bộ.
Phép phỏng sinh học. (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
-         Vào thời đồ đá, làm thế nào để phân biệt toilet nam nữ,  thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Dùng sợi dây thắt nút lại để tạo ký hiệu phân biệt toilet nam và toilet nữ. Phép phỏng sinh học đã được vận dụng từ hàng vạn năm trước.
Kí hiệu toilet nam và nữ. (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
-         Có khi nào cái này phỏng cái kia và cái kia phỏng cái này không,  thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Có chứ! Chẳng hạn, con mèo phỏng xương rồng hoặc ngược lại xương rồng phỏng con mèo đều được. Bằng chứng rành rành ra đây.
Phép phỏng sinh học. (ảnh: nguồn internet)


Phép phỏng sinh học. (ảnh: nguồn internet)


Phép phỏng sinh học. (ảnh: nguồn internet)


Phép phỏng sinh học. (ảnh: nguồn internet)


Phép phỏng sinh học. (ảnh: nguồn internet)


Phép phỏng sinh học. (ảnh: nguồn internet)


Phép phỏng sinh học. (ảnh: nguồn internet)


Phép phỏng sinh học. (ảnh: nguồn internet)


Phép phỏng sinh học. (ảnh: nguồn internet)


Phép phỏng sinh học. (ảnh: nguồn internet)


Phép phỏng sinh học. (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
-         Tiềm năng của phỏng sinh học như thế nào, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Các nhà khoa học tin rằng, dường như bất cứ vấn đề nào nảy sinh ở loài người thì đều tìm thấy lời giải đáp trong thiên nhiên.
Đệ tử:
-         Mỗi khi bắt chước, dù là bắt chước sinh vật, bề tôi thấy áy náy thế nào ấy, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Hãy lắng nghe những lời vàng ngọc của  ngài Pablo Picasso tiên sinh cho bình tâm: Good artists copy, great artists steal.” phiên âm sang tiếng làng ta thành: “Nghệ sĩ giỏi biết bắt chước, nghệ sĩ vĩ đại thậm chí ăn trộm luôn.
Đệ tử:
-         Liệu bắt chước phần lớn rồi sáng tạo thêm chút đỉnh có thể thành công được không, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Hãy lắng nghe những lời vàng ngọc của ngài Dave McClure tiên sinh cho phới phới niềm tin chiến thắng: “It turns out all you gotta do is copy great shit 99 percent then innovate one percent every month and you can beat the crap outta most people.” Phiên âm sang tiếng làng ta thành: “Thực ra bạn có thể bắt chước đến 99% và sáng tạo chỉ 1% thôi cũng đủ để sản phẩm đánh bật các đối thủ khác trên thị trường.

VI. PHƯƠNG PHÁP TƯƠNG TỰ TRONG KINH DOANH
(còn tiếp)
***

Trần Ngọc Truyền
----------------------------------------------------------------------------------------------
TRITRI.org - SÁNG TẠO ĐỔI MỚI
Thích ứng thay đổi * Chủ động sáng tạo * Dẫn dắt thành công
BÀI GIẢNG sáng tạo: bộ cũ link                 BÀI VIẾT sáng tạo: link
BÀI GIẢNG sáng tạo: bộ mới link             HÌNH ẢNH sáng tạo: link

{ 0 nhận xét... read them below or add one }

Đăng nhận xét