Cần đổi mới và có tư duy sáng tạo

Người đăng: chia se dam me on Thứ Tư, 20 tháng 2, 2013

sangtaodoimoi.blogspot.com dẫn từ nguồn http://laodong.com.vn/Viec-lam/Can-doi-moi-va-co-tu-duy-sang-tao/42567.bld
Với ngành thiết kế - một ngành đặc thù đòi hỏi cao về tính sáng tạo thì việc đổi mới mẫu mã, có nhiều ý tưởng thiết kế đi vào đời sống là kết quả chính xác nhất để nhận định về đội ngũ nhân lực của ngành này.
Những người làm thiết kế cần tư duy sáng tạo
Đổi mới tư duy.
Trong bối cảnh sự cạnh tranh diễn ra ngày càng mạnh mẽ, có 4 yếu tố để nhà sản xuất, chủ doanh nghiệp tính đến: Giá thành, tính năng sản phẩm, công nghệ sản xuất - quản lý và thiết kế sản phẩm. Tại những nước công nghiệp phát triển, thế mạnh của họ là sản xuất hàng hóa với số lượng lớn, chất lượng cao, trong khi trình độ về sản xuất hàng hóa và quản lý ở VN còn ở mức thấp. Vì vậy, theo các chuyên gia, trong bốn yếu tố của lĩnh vực cạnh tranh sản phẩm, VN nên đầu tư vào việc thiết kế để đem lại giá trị cao nhất.
Đội ngũ những người làm thiết kế công nghiệp có vai trò không nhỏ trong việc tạo nên diện mạo của nền kinh tế. Tuy nhiên, theo ông Hồ Trọng Minh (ĐH Mỹ thuật VN), đội ngũ này còn nặng về tư duy làm theo cái có sẵn mà chưa chủ động sáng tạo cái mới. Có thể nhìn thấy điều này trong các thiết kế ở ngành điện, cơ khí gia dụng, sản xuất đồ gồm sứ, thiết kế quảng cáo...
Các thiết kế của VN ít được biết đến là những sản phẩm đẹp mắt, hấp dẫn. Chủ doanh nghiệp chưa có sự hiểu biết đầy đủ về tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu, chiến lược phát triển sản phẩm... nên chưa có sự đầu tư đúng mức vào nghiên cứu thiết kế. Trong hoàn cảnh việc sản xuất công nghiệp quốc tế đã tiến tới chuyên nghiệp, để đáp ứng các nhu cầu về kiểu dáng, thiết kế thì đội ngũ nhân lực ngành thiết kế của VN cần có sự thay đổi mạnh mẽ.
Nâng thời lượng thực hành trong đào tạo.
Ngành thiết kế đã có sự gia tăng nhân lực cả về số lượng và chất lượng thời gian qua. Đến nay, số lượng cơ sở đào tạo của ngành thiết kế mỹ thuật đã tăng nhiều lần, cả trong lĩnh vực công lập và dân lập, ĐH, CĐ và các trung tâm đào tạo nghề. Nhân lực được đào tạo hàng năm cho ngành thiết kế công nghiệp ước tính mỗi năm có khoảng 1.500 người tốt nghiệp. Tuy nhiên, công tác đào tạo nhân lực ngành này vẫn còn nhiều hạn chế.
Việc đào tạo dù cơ bản, nhưng thiếu cập nhật những tiến bộ của khoa học công nghệ. Chương trình giảng dạy vẫn còn nặng về lý thuyết. Trong thời gian đào tạo 5 năm cho bậc ĐH và 3 năm cho bậc CĐ thì thời gian học lý thuyết, đại cương chiếm 2/5 thời lượng học tập. Việc đào tạo chưa nhấn mạnh vào tư duy thiết kế và kỹ năng thực hành. Một hạn chế nữa là chưa có sự liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất ứng dụng và cơ sở đào tạo. Theo nhà thiết kế Lê Quý Hải - Giảng viên ĐH Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội - tại các nước có ngành thiết kế phát triển, mối quan hệ giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo là hết sức mật thiết.
Tại VN, do chưa có sự gắn kết nên nhiều doanh nghiệp phải đi thuê công ty nước ngoài thiết kế mẫu mã sản phẩm. Để nâng cao năng lực ngành thiết kế, cần có sự đột phá trong tư duy, thoát ra ngoài khuôn khổ như trước. Muốn vậy, ông Hồ Trọng Minh cho rằng các cơ sở đào tạo cần đào tạo theo phương pháp kết hợp liên ngành, kết hợp giữa thiết kế mỹ thuật với nghiên cứu hiện tượng thiên nhiên...



----------------------------------------------------------------------------------------------
TRITRI.org - SÁNG TẠO ĐỔI MỚI
Thích ứng thay đổi * Chủ động sáng tạo * Dẫn dắt thành công
BÀI GIẢNG sáng tạo: bộ cũ link                 BÀI VIẾT sáng tạo: link
BÀI GIẢNG sáng tạo: bộ mới link             HÌNH ẢNH sáng tạo: link

{ 0 nhận xét... read them below or add one }

Đăng nhận xét