Đánh giá ý tưởng - Sáng kiến và Tối kiến

Người đăng: chia se dam me on Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2012

ĐÁNH GIÁ Ý TƯỞNG.
1. Sáng kiến và Tối kiến.
Đệ tử:
-         Vào thời đồ đá, cặp phạm trù đối lập Sáng kiến - Tối kiếnđược quan niệm ra sao, thưa sư phụ tiên sinh?
Sư phụ:
-         Rất đơn giản! Sáng kiến là những ý kiến, ý cò tạo ra sự sáng tạo. Trái lại, tối kiến là những ý kiến, ý cò tạo ra sự tối tạo. Tuy nhiên, nói thì rất dễ nhưng để xác định một ý tưởng là sáng kiến hay tối kiến nhiều khi rất khó khăn. Vào thời đồ đá, chỉ riêng việc phân định đâu là sáng kiến, đâu là tối kiến đã tốn gần hết thời gian, chẳng còn mấy thời gian nữa để mà thực thi ý tưởng.

Sáng kiến hay tối kiến? (ảnh: nguồn internet)



Sáng kiến hay tối kiến? (ảnh: nguồn internet)


Sáng kiến hay tối kiến? (ảnh: nguồn internet)

Sáng kiến hay tối kiến? (ảnh: nguồn internet)




Sáng kiến hay tối kiến? (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
-         Phải chăng mọi ý tưởng do con người nghĩ ra đều là sáng kiến, thưa sư phụ tiên sinh?
Sư phụ:
-         Không hẳn vậy đâu! Vào thời đồ đá, vỏ não người chỉ toàn một màu trắng tinh khôi như bột giặt nên mọi ý tưởng do não bộ sản xuất ra đều là sáng kiến. Trong khi đó, vào thời computer vỏ não người có màu xám tinh khôi nên các ý tưởng được sản xuất ra gồm cả hai loại là: sáng kiến với màu trắngđặc trưng và tối kiến với màu đen đặc trưng.
Đệ tử:
-         Có xảy ra trường hợp xám kiến không, thưa sư phụ tiên sinh?
Sư phụ:
-         Tất nhiên là có! Pha trộn màu trắng tinh khôi với màu đen tinh khôi sẽ cho ra màu xám tinh khôi. Cũng vậy, pha trộn sáng kiếnvới tối kiếnsẽ cho ra xám kiến. Dĩ nhiên, não bộ càng nhiều chất xám thì tỉ lệ tối kiến… càng cao! Ngược lại, não bộ càng ít chất xám thì tỉ lệ tối kiến càng thấp.

Sáng kiến hay tối kiến? (ảnh: nguồn internet)

Sáng kiến hay tối kiến? (ảnh: nguồn internet)

Sáng kiến hay tối kiến? (ảnh: nguồn internet)




Sáng kiến hay tối kiến? (ảnh: nguồn internet)
2. Hệ số thông thái.
Đệ tử:
-         Lẽ nào tối kiến chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong rổ ý tưởng của con người, thưa sư phụ tiên sinh?
Sư phụ:
-         Gọi k là hệ số thông thái của thời đại với k = (số lượng sáng kiến) / (số lượng tối kiến). Vào thời đồ đá, k = +∞ vì vỏ não người toàn chất trắng tinh khôi nên sản xuất ra toàn là sáng kiến. Vào thời computer k = 0.5 vì vỏ não người toàn là chất xám tinh khôi nên sản xuất ra xám kiến. Quá trình tiến hóa chính là quá trình suy giảm giá trị của k từ +∞ về 0 mà thôi.
Đệ tử:
-         Khi k = 0 thì điều gì xảy ra, thưa sư phụ tiên sinh?
Sư phụ:
-         Đó là ngày tận thế! Loài người đã sáng tạo ra eventtận thế cho chính mình. Loài người thật khôn ngoan!
Thời
Màu sắc        vỏ não
Hệ số  thông thái
Hoạt động
Cơ cấu rổ ý tưởng
Thời đồ đá
Trắng tinh khôi
k = +∞
Sáng tạo
100% là sáng kiến
Thời computer
Xám tinh khôi
k = 0.5
Xám tạo.
Nửa nọ nửa kia
Thời hậu computer
Xám đen
0 < k < 0.5
Xám đen tạo
Tối kiến nhiều hơn
Thời tận thế
Đen tinh khôi
k = 0
Tối tạo
Tối kiến tuyệt đối
Bảng số liệu mức độ thông thái của các thời đại.

3. Nhầm lẫn giữa sáng kiến và tối kiến.
Đệ tử:
-         Có khi nào xảy ra sự nhầm lẫngiữa sáng kiến và tối kiến không, thưa sư phụ tiên sinh?
Sư phụ:
-         Ôi! Nhầm lẫn quanh năm suốt tháng như cơm bữa! Nhiều khi đang thực hiện tối kiến mà cứ ngỡ là sáng kiến nên lại hăng hái. Trái lại, nhiều khi đang thực hiện sáng kiến mà cứ ngỡ là tối kiến nên dè dặt hoặc bỏ ngang.

Sáng kiến hay tối kiến? (ảnh: nguồn internet)


Sáng kiến hay tối kiến? (ảnh: nguồn internet)


Sáng kiến hay tối kiến? (ảnh: nguồn internet)




Sáng kiến hay tối kiến? (ảnh: nguồn internet)

Đệ tử:
-         Sự nhầm lẫn này có gây hậu quả nghiêm trọng không, thưa sư phụ tiên sinh?
Sư phụ:
-         Từ chỗ nhầm lẫn giữa sáng kiến và tối kiến dẫn đến sự nhầm lẫn giữa hành vi hữu lợi và hành vi bất lợi. Vì vậy, nhiều khi đang hên mà cứ ngỡ là xui nên lại ăn trứng vịt lộn. Ngược lại, nhiều khi đang xui mà cứ ngỡ là hên nên lại không ăn trứng vịt lộn. Cuối cùng, đành phải cắn răng cam chịu rằng “trong phúc có họa, trong họa có phúc”.
Đệ tử:
-         Sự nhầm lẫn này dẫn đến điều gì, thưa sư phụ tiên sinh?
Sư phụ:
-         Hệ quả của sự nhầm lẫn này là nổi lên xu hướng chẳng cần phải sáng tạo làm chi cho đau đầu lại rách việc! Ai cũng nghĩ rằng mình đang “tái ông thất mã” mỗi khi gặp xui! Một qui luật quan trọng thời đồ đá là “phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí”, điều đó chứng tỏ con người thi thoảng mới có được sáng kiến còn trường kỳ là tối kiến.
4. Phân biệt sáng kiến và tối kiến.
Đệ tử:
-         Làm thế nào để phân biệt đâu là sáng kiến, đâu là tối kiến, thưa sư phụ tiên sinh?
Sư phụ:
-         Thiên hạ thường sử dụng một số cách khác nhau để xác định một ý tưởng là sáng kiến hay tối kiến. Sau đây là các cách thường dùng: thứ nhất là cách “Cha nào con nấy”, thứ hai là cách “Không thử sao biết”,  thứ ba là cách “Cô gái đến từ tương lai”, thứ tư là cách “Hội đồng biểu quyết”, thứ năm là cách “Bù nhìn đuổi chim”,...



Sáng kiến hay tối kiến? (ảnh: nguồn internet)


Sáng kiến hay tối kiến? (ảnh: nguồn internet)




Sáng kiến hay tối kiến? (ảnh: nguồn internet)




Sáng kiến hay tối kiến? (ảnh: nguồn internet)
***
Trần Ngọc Truyền
----------------------------------------------------------------------------------------------
TRITRI.org - SÁNG TẠO ĐỔI MỚI
Thích ứng thay đổi * Chủ động sáng tạo * Dẫn dắt thành công
BÀI GIẢNG sáng tạo: bộ cũ link                 BÀI VIẾT sáng tạo: link

BÀI GIẢNG sáng tạo: bộ mới link             HÌNH ẢNH sáng tạo: link

{ 0 nhận xét... read them below or add one }

Đăng nhận xét